Căng cơ bắp chân là gì và cách điều trị

Căng cơ bắp chân là gì và cách điều trị

Căng cơ bắp chân là một vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là trong một xã hội nơi mà lối sống hối hả và áp lực công việc đang tăng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp giảm căng thẳng cơ bắp chân hiệu quả.

Căng cơ bắp chân là gì?

Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương cơ ở phía sau cẳng chân. Tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ đối tượng nào, thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi 30 – 50 và các vận động viên thể thao.

Căng cơ bắp chân không chỉ khiến chân bị căng cứng, khó chịu mà cả bàn chân, mắt cá chân và khớp gối của người bệnh đều không thể hoạt động như bình thường. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại khi tham gia những hoạt động thể thao yêu thích như chạy bộ, cầu lông, bóng đá…

Thậm chí, việc di chuyển bình thường cũng diễn ra khó khăn. Lúc này, nếu không được điều trị đúng cách và nghỉ ngơi phù hợp, cơ bắp chân có thể bị kéo căng quá mức, vượt ngưỡng chịu đựng, dẫn đến rách cơ.

XEM THÊM: Hội chứng căng xương chày khi chạy bộ

Căng cơ bắp chân là gì và cách điều trị
Căng cơ bắp chân là gì và cách điều trị

Mức độ căng cơ bắp chân

Căng cơ được chia thành 3 mức độ, cụ thể:

Mức độ 1: Căng cơ bắp chân xảy ra khi các bó cơ xuất hiện những vết rách nhỏ. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhẹ, nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường.

Mức độ 2: Người bệnh đau khi đi bộ, không thể tập thể dục, chạy, nhảy. Khi đó, vùng bắp chân bị sưng, thường mất khoảng 5 – 8 tuần để phục hồi hoàn toàn.

Mức độ 3: Đây là mức độ chấn thương nặng. Ở mức độ này, những sợi cơ có thể bị rách hoặc đứt hoàn toàn. Người bệnh khi đó không thể đi lại bình thường. Triệu chứng co các bó cơ và bầm tím gia tăng. Lúc này, người bệnh sẽ cần điều trị trong khoảng 3 – 4 tháng. Một số trường hợp cần đến phẫu thuật để điều trị dứt điểm.

XEM THÊM: Nguyên nhân và triệu chứng của Viêm gân bánh chè

Nguyên nhân của căng cơ bắp chân

Cấu tạo cơ bắp chân gồm hai cơ chính là cơ bụng chân và cơ dép. Khi cơ bắp chân bị căng, một trong hai cơ có nguy cơ bị rách do hoạt động quá sức. Một số nguyên nhân gây đau bắp chân thường gặp như:

Đau cẳng chân: Người trong độ tuổi trung niên dễ bị đau đột ngột, dữ dội tại phần giữa bắp chân do cơ bụng chân bị rách, dịch tích tụ giữa các cơ.

Chuột rút: Người bệnh bị đau đột ngột ở bắp chân trong một khoảng thời gian ngắn.

Bầm tím bắp chân: Chấn thương trong khi tập thể dục thể thao hoặc trong hoạt động hằng ngày có thể gây bầm tím ở bắp chân.

Cục máu đông: Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể gây đau bắp chân. Nếu không được xử trí sớm, những cục máu đông sẽ vỡ, di chuyển tới phổi, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chấn thương gân Achilles (gân gót chân): Gân Achilles rách có thể gây ra cơn đau cấp tính tại mặt sau mắt cá chân hoặc cẳng chân.

Hoạt động vận động đột ngột: Tăng cường hoạt động vận động đột ngột hoặc không chuẩn bị cơ bắp trước khi tập luyện có thể gây căng cơ.

Thiếu nghỉ ngơi đủ và không đúng cách: Thiếu thời gian nghỉ ngơi cũng như không thực hiện đúng các bài tập giãn cơ có thể làm tăng cảm giác căng thẳng.

XEM THÊM: Viêm gân gót chân Achilles là gì

Căng cơ bắp chân là gì và cách điều trị
Nguyên nhân của căng cơ bắp chân

Triệu chứng của căng cơ bắp chân

Những triệu chứng thường gặp cho thấy cơ bắp chân đang bị căng, kéo giãn quá mức:

Gặp khó khăn khi kiễng chân lên hoặc gập cổ chân lại

Cảm thấy tê ngứa, đau âm ỉ ở bắp chân và tăng dần khi hoạt động

Đau đột ngột phía sau cẳng chân

Bắp chân sưng tấy hay bầm tím

Khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên nghỉ ngơi và theo dõi biểu hiện cơn đau, tình trạng căng cơ để kịp thời thăm khám, có biện pháp can thiệp nếu cần.

Đau và cảm giác căng trước và sau hoạt động: Cảm giác đau và căng trước khi bắt đầu hoặc sau khi hoàn thành một hoạt động là triệu chứng phổ biến.

Giảm linh hoạt: Căng cơ có thể làm giảm khả năng linh hoạt và làm hạn chế phạm vi chuyển động.

Sưng và đỏ ở khu vực bị căng: Sưng và đỏ có thể xuất hiện do sự viêm nhiễm khi cơ bắp bị căng.

XEM THÊM: Hội chứng dải chậu chày là gì và Nguyên nhân gây ra

Đối tượng dễ bị căng cơ bắp chân

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị căng cơ bắp chân. Chấn thương này phổ biến hơn ở các vận động viên và những người thường xuyên tập thể dục. Những người trên 65 tuổi cũng có nguy cơ cao bị căng cơ do tình trạng suy yếu cơ.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải chấn thương này có thể kể đến như:

Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc hạ cholesterol

Một số bệnh lý như suy giáp, bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên

Phù do tích tụ dịch ở cẳng chân

Rối loạn điện giải do mất nước hoặc lọc máu (dialysis)

Hút thuốc

Đang mang thai

XEM THÊM: Nguyên nhân và triệu chứng của viêm cân gan bàn chân

Sự khác biệt lợi ích giữa chạy bộ và đi bộ
Đối tượng dễ bị căng cơ bắp chân

Phương pháp giảm căng thẳng cơ bắp chân

Khi bị căng cơ bắp chân, các biện pháp xử trí có thể áp dụng như:

Nghỉ ngơi

Để nhanh chóng hồi phục cũng như tránh để tình trạng thêm trầm trọng, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh cần tạm ngừng những hoạt động thể chất, tránh làm tổn thương thêm các cơ ở bắp chân.

Chườm đá

Khi bị căng cơ bắp chân, chườm đá là biện pháp giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Trong 48 – 72 giờ sau khi gặp chấn thương, người bệnh nên chườm đá càng sớm càng tốt. Mỗi lần chườm lạnh kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Thời gian nghỉ giữa các lần khoảng 120 – 180 phút. Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên, thời gian nghỉ giữa mỗi lần khoảng 30 – 60 phút.

Dùng thuốc

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay naproxen. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra tình trạng “nhờn thuốc” hoặc phụ thuộc vào thuốc; gây tổn hại cho gan, thận và dạ dày. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ.

XEM THÊM: Nguyên nhân chấn thương cơ vùng sau đùi

Nguy cơ và biện pháp phòng ngừa

Biện pháp phòng ngừa căng cơ vùng bắp chân

Nếu từng bị căng cơ chân, bạn sẽ có nguy cơ cao bị căng cơ ở vị trí này trong tương lai. Để giảm nguy cơ mắc phải tổn thương này nên lưu ý một số vấn đề như:

Thường xuyên tập kéo dãn chân và rèn luyện cơ bắp chân

Khi thấy cơ bắp chân khó chịu, không được cố gắng nén đau mà nên nghỉ ngơi

Phân bố hợp lý thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức lực giữa những buổi tập

Đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật khi tập thể dục thể thao

Luôn khởi động và kéo giãn cơ bắp chân trước khi vận động hoặc vào bài tập chính

Mang giày vừa vặn và thoải mái, đảm bảo hỗ trợ tốt cho các hoạt động ở chân.

Điều trị chấn thương ngay từ đầu: Đối mặt với chấn thương ngay từ đầu và không để nó trở nên trầm trọng.

Bảo vệ cơ bắp trong hoạt động vận động: Sử dụng thiết bị bảo vệ như găng tay và đệm đúng cách để giảm va chạm và áp lực.

XEM THÊM: Nguyên nhân chấn thương cơ vùng sau đùi

Căng cơ bắp chân không chỉ gây ra sự không thoải mái mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng có thể giúp bạn duy trì sức khỏe cơ bắp tốt nhất. 

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0963976878

Fanpage: NowFit Yoga & Fitness Center

Website: https://nowfit.vn/   

Google Map: NowFit

Địa chỉ: 261 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận.

Chi nhánh 2: 767 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình.

Chi nhánh 3: 20 Cộng Hòa, P.04, Q.Tân Bình.

Chi nhánh 4: 33 – 35 Đường 3/2, P.11, Quận 10.

Các chấn thương khi chạy bộ thường gặp 

[maxbutton id="1"]