Bệnh bạch hầu – cách phòng tránh và ngăn ngừa lây lan rộng

Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, đã từng là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em. Vi khuẩn bạch hầu tấn công niêm mạc mũi và họng, gây ra các triệu chứng ban đầu giống như cảm lạnh thông thường. Cùng NowFit tìm hiểu xem bệnh bạch hầu là gì? Và chúng nguy hiểm như thế nào nhé.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này tạo ra một lớp giả mạc dày, dai, màu xám hoặc trắng, bám chặt vào các bộ phận như amidan, hầu họng, thanh quản, và mũi, có thể lan xuống phế quản gây tắc nghẽn đường hô hấp và khó thở. Vi khuẩn này thường tấn công vào niêm mạc của mũi và họng, dẫn đến viêm họng, đau họng, sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết ở cổ. Các lớp giả mạc xuất hiện trên bề mặt của niêm mạc hầu họng, có thể gây khó thở và nuốt. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể sản xuất độc tố gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như tim, thận và hệ thần kinh. 

Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Khi mắc bệnh bạch hầu vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công niêm mạc của mũi và họng, dẫn đến sự hình thành một lớp mạc giả dày màu xám. Lớp mạc  này có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, gây khó thở nghiêm trọng, và có thể gây ngạt thở, đặc biệt là ở trẻ em. Vi khuẩn bạch hầu cũng sản xuất ra độc tố gây tổn thương các cơ quan khác, chẳng hạn như tim, nơi nó có thể gây viêm cơ tim, làm suy giảm chức năng tim và dẫn đến suy tim. Độc tố này cũng có thể gây viêm dây thần kinh, dẫn đến tê liệt hoặc tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh bạch hầu còn có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận. Tỷ lệ tử vong do bạch hầu có thể lên đến 5-10%, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người già. Do tính chất lây lan nhanh chóng và các biến chứng nghiêm trọng, bệnh bạch hầu được coi là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm: Phòng ngừa hen suyễn bảo vệ sức khỏe mùa mưa

Bệnh bạch hầu có thể lây lan không

Bệnh bạch hầu có thể lây lan rất dễ dàng và nhanh chóng trong cộng đồng, chủ yếu qua đường hô hấp khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi một người mắc bệnh bạch hầu, vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thể phát tán trong không khí dưới dạng các giọt bắn nhỏ và người khác có thể hít phải chúng. Ngoài ra, bạch hầu cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, hoặc các vết loét trên da của người bệnh. 

Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu

Một con đường lây nhiễm khác là thông qua các bề mặt và đồ vật bị nhiễm khuẩn. Nếu một người chạm vào những đồ vật này, chẳng hạn như khăn tay, cốc, hoặc đồ dùng cá nhân khác, và sau đó chạm vào mũi hoặc miệng của mình, họ cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Việc lây lan của bệnh bạch hầu thường gặp ở những nơi đông người và trong các cộng đồng có mật độ dân số cao, đặc biệt là khi điều kiện vệ sinh kém. Trẻ em và người lớn chưa được tiêm phòng đầy đủ là nhóm có nguy cơ cao nhất. Khi một người bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể ẩn náu trong cơ thể họ và lây lan cho người khác ngay cả khi họ chưa có triệu chứng rõ ràng, khiến việc kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.

Xem thêm: Mẹo giảm đau xương khớp khi chuyển mùa hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu tránh lây lan rộng

Phòng tránh bệnh bạch hầu và ngăn ngừa sự lây lan rộng rãi đòi hỏi một chiến lược toàn diện bao gồm các biện pháp tiêm chủng, vệ sinh cá nhân, kiểm soát nhiễm trùng và giáo dục cộng đồng. 

Tiêm Phòng

Tiêm vắc-xin (bạch hầu, uốn ván, ho gà): Đối với trẻ em nên được tiêm vắc-xin theo lịch trình tiêm chủng quốc gia. Lịch tiêm thông thường bao gồm 5 liều: ở các tháng thứ 2, 4, 6, từ 15-18 tháng tuổi, và một liều nhắc lại từ 4-6 tuổi. Và người lớn cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu mỗi 10 năm để duy trì miễn dịch. Đối với những người chưa từng tiêm phòng hoặc không nhớ rõ lịch tiêm, nên hỏi ý kiến bác sĩ để tiêm nhắc lại.

Vệ Sinh Cá Nhân

Rửa tay thường xuyên bằng cách dùng xà phòng và nước sạch, rửa tay ít nhất trong 20 giây, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc ở nơi đông người. Nếu không có nước và xà phòng, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi các bạn có thể dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy và rửa tay ngay lập tức.

Kiểm Soát Nhiễm Trùng

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, bao gồm sốt, đau họng, và xuất hiện màng giả màu xám trong cổ họng.

Bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu

Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người, đặc biệt là trong thời kỳ có dịch hoặc khi chăm sóc người bệnh. Thay khẩu trang thường xuyên và xử lý đúng cách như bỏ vào thùng rác có nắp đậy.

Lau chùi và khử trùng các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn, và điện thoại di động bằng dung dịch khử trùng hoặc cồn. Rửa sạch đồ chơi, dụng cụ ăn uống, và các vật dụng cá nhân bằng nước nóng và xà phòng.

Cách Ly Người Bệnh

Khi phát hiện người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, cần cách ly họ ngay lập tức để ngăn chặn sự lây lan. Người bệnh nên ở trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.

Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan.

Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (antitoxin) có thể được sử dụng để trung hòa độc tố do vi khuẩn sản xuất.

Giáo Dục Cộng Đồng

Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về bệnh bạch hầu, cách lây lan và biện pháp phòng ngừa qua các phương tiện truyền thông, trường học và cơ sở y tế. Khuyến khích cộng đồng thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, tiêm phòng đầy đủ và nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh.

Khuyến khích mọi người tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, tham gia tiêm chủng và báo cáo ngay các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cho cơ quan y tế.

Xem thêm: Giao mùa – Bí quyết tăng cường đề kháng cho cơ thể

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0963976878

Fanpage: NowFit Yoga & Fitness Center

Website: https://nowfit.vn/   

Google Map: NowFit

Địa chỉ: 261 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận.

Chi nhánh 2: 767 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình.

Chi nhánh 3: 20 Cộng Hòa, P.04, Q.Tân Bình.

Chi nhánh 4: 33 – 35 Đường 3/2, P.11, Quận 10.

[maxbutton id="1"]